Hoa hồng tỉ muội: Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc đúng cách

Hoa hồng tỉ muội: Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc đúng cách

Hoa hồng tỉ muội là một loài hoa được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay bởi vẻ đẹp sang trọng cùng hương thơm dịu nhẹ thu hút. Khác với những giống hoa hồng khác, loài hoa này có thể cho ra nhiều bông trên một cành hoa. Chắc hẳn đến đây nhiều người sẽ thắc mắc về cái tên độc đáo cũng như ý nghĩa của nó. Trong bài viết dưới đây, cửa hàng hoa tươi Hoa Của Tui sẽ cung cấp cho các bạn thông tin giúp bạn hiểu hơn về giống hồng tỉ muội này.

Nguồn gốc hoa hồng tỉ muội

Nguồn gốc hoa hồng tỉ muội
Nguồn gốc hoa hồng tỉ muội

Hoa hồng tỉ muội thuộc họ nhà hồng, cây thường mọc thành bụi nhỏ nhiều màu sắc và có có tên khoa học là Miniature Rose. Hoa có nguồn gốc từ giống hoa hồng cổ Trung Quốc và được phân bố khắp nơi trên thế giới. Hồng tỉ muội đã được đưa về Việt Nam từ rất lâu, nên có thể xem đây như một giống hoa Hồng Cổ của Việt Nam. Ở Việt Nam, loài hoa này còn có nhiều tên gọi khác như: hoa hồng tiểu muội, hoa hồng nụ nhỏ hay hoa hồng nhài,…

Đặc điểm hoa hồng tỉ muội

Đặc điểm hình thái

Đặc điểm hình thái
Đặc điểm hình thái

Hoa hồng tỉ muội là loài thuộc cây thân bụi thấp, cao khoảng 1-2m, phân cành và nhánh nhỏ nhiều có gai. Lá cây có dạng kép nhỏ hình bầu dục, mép lá có răng cưa, mặt lá nhẵn. Lá non có màu tía đến khi trưởng thành chuyển màu xanh hoặc xanh đậm tùy thuộc vào từng loại.

Hoa có thể mọc đơn lẻ hoặc thành cụm có nhiều màu sắc khác nhau như cam, đỏ, hồng, trắng, vàng… có mùi thơm nhẹ nhàng rất dễ chịu. Mỗi bông sẽ có nhiều cánh mỏng xếp chồng lên nhau ôm lấy nhị vành, nở trên đỉnh cuống dài.

Đặc điểm sinh trưởng

Cây hồng tỉ muội là cây ưa nắng, ưa ẩm nên trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, cây sẽ cho ra nhiều hoa to hơn, màu sắc tươi tắn và cũng lâu tàn hơn. Cây ra hoa quanh năm, nhưng thường vào mùa xuân và mùa hè. Hoa tỉ muội rất lâu tàn, từ khi chớm nở cho tới khi hoa tàn mất khoảng hơn 1 tuần.

Phân loại hoa hồng tỉ muội

Phân loại hoa hồng tỉ muội
Phân loại hoa hồng tỉ muội

Nếu dựa vào xuất xứ thì ở Việt Nam hiện nay có 2 loại chính là hồng tỉ muội Việt Nam và hoa hồng tỉ muội Thái. Còn nếu xét về đặc điểm của hoa thì có loại hoa hồng tiểu muội đơn sắc và hồng tỉ muội đổi màu.

Ngoài ra người ta cũng dựa vào màu sắc hoa để phân loại cây hồng tỉ muội. Hiện nay ở nước ta đang trồng khoảng 50 chủng loại hồng tỉ muội được chia thành các nhóm dựa vào màu sắc như sau:

  • Nhóm hoa hồng đỏ: Bao gồm các màu đỏ nhung, đỏ hồng ngọc, đỏ thẫm, đỏ cờ
  • Nhóm hoa hồng trắng: Gồm các màu trắng trong, trắng ngà và trắng sữa
  • Nhóm hoa hồng phấn: Có màu hoa đào, màu đỏ quỳ
  • Nhóm hoa hồng vàng: Gồm vàng nhạt, vàng cam, vàng đậu
  • Nhóm hoa hồng sen:  Có màu cánh sen và hồng nhạt
  • Nhóm hoa hồng tím: Có hoa màu tím hoặc tím nhạt, tím pastel
  • Nhóm màu pha trộn: Là các màu hỗn hợp không đều với nhiều màu trung gian

Hồng tỉ muội có thể trồng quanh năm và cho hoa thường xuyên biết cách trồng và chăm sóc. Đây cũng là lý do ngày càng có nhiều giống loại hoa hồng tiểu muội khác nhau.

Công dụng từ hoa hồng tỉ muội

Hoa hồng tỉ muội mang vẻ đẹp kiêu sa, tươi tắn, có hương thơm dịu nhẹ. Không những thế còn sinh trưởng tốt, dễ chăm sóc lại lâu tàn nên thường được trồng làm cảnh trong nhà, công viên, khu đô thị, hoặc sử dụng làm hoa để bàn làm việc, hoa trang trí nhà cửa, không gian sống cá nhân,…

Hồng tỉ muội trong Đông y được dùng để chữa bệnh, đặc biệt là trong các vấn đề về tiêu hóa, hô hấp, huyết áp và tim mạch. Hoa có tác dụng làm dịu triệu chứng, giảm viêm, chống vi khuẩn và cân bằng năng lượng trong cơ thể.

Truyền thuyết hoa hồng tỉ muội

Truyền thuyết hồng tỉ muội
Truyền thuyết hồng tỉ muội

Truyền thuyết kể lại rằng: Đã từ rất lâu, tại một bộ lạc trên thảo nguyên có một đôi vợ chồng nọ, sinh năm cô con gái. Mặc dù đều là nữ nhân nhưng họ lại rất thích săn bắt, bắn cung và cưỡi ngựa. Năm lên 7 tuổi các cô đều được dạy võ, khi lên 12 tất cả các cô đều đã tinh thông võ thuật, cưỡi ngựa bắn cung không kém gì nam nhân.

Một thời gian sau, các bộ lạc khác kéo binh sang để xâm chiếm bộ lạc của các cô, cả 5 người cùng ra chiến trường nhưng vì địch quá đông, quân ta ít nên cả năm người đã cùng nhau hy sinh khi còn quá trẻ, cha mẹ các cô vì quá đau lòng nên đã chôn cất các cô ở vườn cây sau nhà. Người mẹ ngày ngày gào khóc trước mộ của các con mình. Bỗng một ngày bà thấy có một loài cây chưa bao giờ thấy nảy mầm trên mộ các con mình. Bà ngày ngày chăm bón cuối cùng cây đã cho ra hoa màu hồng và mỗi cành có rất nhiều hoa, nhiều người thắc mắc hỏi bà trồng cây gì thế, bà chỉ cười nhẹ và nói hoa hồng tỉ muội.

Ý nghĩa hoa hoa hồng tỉ muội về tình yêu và cuộc sống

Hoa hồng tỉ muội biểu tượng cho tình thân thắm thiết như chị – em một nhà. Đây cũng là lý do mà nhiều người thường mua những chậu hoa này về trưng tết để mong một năm mới hạnh phúc, sum vầy, tình cảm gia đình hòa hợp.

Không những thế, hoa còn biểu trưng cho sự mỏng manh dễ vỡ, sự dịu dàng của người thiếu nữ. Do đó, loài hoa này thường được các bạn nam tặng cho người con gái mình thương để bày tỏ mong muốn được che chở, bảo vệ họ. Hoa còn biết đến với ý nghĩa thể hiện sự tôn trọng, lòng biết ơn và trung thành. Hồng tỉ muội còn được coi là biểu tượng của tình yêu chân thành và tình cảm sâu sắc giữa hai người.

Hồng tỉ muội cũng có ý nghĩa về sự đẹp đẽ và quyến rũ. Chúng thể hiện sự tinh tế, nét duyên dáng và sự hoàn hảo. Nhưng đồng thời, những gai trên cành hoa cũng nhắc nhở chúng ta về những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Nó là biểu tượng cho sự mâu thuẫn giữa vẻ đẹp và sự đau khổ.

Bó hoa hồng tỉ muội còn thể hiện ý nghĩa về sự thăng hoa và thành công. Khi được tặng bó hoa tươi hồng tỉ muội, người nhận có thể cảm nhận được sự khích lệ và ủng hộ, khuyến khích họ tiếp tục phấn đấu và đạt được những thành công trong cuộc sống. Chọn hồng tỉ muội làm hoa văn phòng rất có ý nghĩa. Chúng vừa điểm xuyến cho không gian, vừa nhắc nhở sự đồng hành để vượt qua khó khăn.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa hồng tỉ muội

Khi trồng hoa hồng tỉ muội nên trồng ở những nơi đất thịt với độ pH từ 6.0-6.5, có nhiều các chất dinh dưỡng sẽ giúp cây sinh trưởng lâu dài, ra hoa ổn định. Lựa chọn phần đất cao ráo và thoáng mát. Nếu trồng trong chậu, hãy chọn cây có kích thước vừa phải, chậu cây phải có lỗ thoát nước.

Cách trồng hoa đúng cách

Cách trồng hoa đúng cách
Cách trồng hoa đúng cách

Cách trồng cây hồng tỉ muội khá đơn giản. Với cây có rễ sẵn, đầu tiên bạn giữ cây đứng vững trong hố rồi dùng tay lấp đất và nhẹ nhàng nén chặt đất xung quanh gốc cây, sau đó tưới đẫm nước.

Đối với giâm cành, bạn có thể chọn cành bánh tẻ, rồi dùng dao cắt thành từng đoạn từ 8-10cm và ngâm vào một chậu nước sạch. Sau đó, lại cắt đoạn gốc một lần nữa nhưng hơi vát một chút,  rồi cắm cành vào nền cát sạch và tưới phun sương cách 4 tiếng/1 lần. Cành sẽ bắt đầu ra rễ sau khoảng 10 ngày sau. Lúc này hãy rút cành đã có rễ ra và đem đi trồng như cách trồng cây có rễ sẵn ở trên.

Cách chăm sóc cây hoa hồng tỉ muội

Chăm sóc cây hoa thường xuyên
Chăm sóc cây hoa thường xuyên

Lưu ý khi chăm sóc cây hoa

Mặc dù cây hoa hồng tỉ muội có sức sống khỏe, dễ chăm sóc nhưng bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bón phân: Khi mới trồng cây khoảng 1 tuần, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kích thích ra rễ cho cây. Sử dụng các loại phân bón lá sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn. Sau gần 1 tháng trồng, bạn có thể bón thêm các loại phân với dung dịch pha loãng như phân NPK tan chậm, phân dơi,… định kỳ mỗi tháng một lần để cây được hấp thụ dần với các dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh hơn.
  • Ánh sáng: Bởi vì hoa tiểu muội ưa sáng nên khi trồng bạn hãy lựa vị trí đón nhiều ánh sáng. Tốt nhất là chọn hướng mặt trời mọc để giúp cây hoa hồng tỉ muội sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ để cây hồng tỉ muội phát triển tốt là từ 20-35 độ C.
  • Tưới cây: Nên dùng bình phun sương tưới vào lá và hoa vào mỗi sáng sớm. Tưới nước trực tiếp vào gốc cây, chú ý độ ẩm của đất tránh cây bị úng nước.
  • Cắt tỉa: Sau mỗi chu kỳ hoa, bạn nên tiến hành cắt tỉa lá vàng, hoa đã tàn để giúp cây thông thoáng, giảm thiểu sâu bệnh. Đồng thời giúp tạo tán, cây bật nhiều mầm và cho nhiều hoa hơn.

Cách phòng trừ sâu bệnh

    • Sâu bệnh hại: Nếu để cây hồng tỉ muội quá khô sẽ xuất hiện nhện đỏ hút chích khiên cây yếu đi. Lúc này cần bổ sung đủ nước và bón phân lá để bổ sung vitamin cho cây.
    • Bệnh phấn trắng: Trong trường hợp cây xuất hiện những đốm trắng ở lá cần trực tiếp cắt bỏ lá đó để tránh lây lan diện rộng. Nếu bị quá nhiều hãy phun những loại thuốc không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
    • Bệnh đốm đen: Trên lá bánh tẻ xuất hiện các đốm hình tròn, nằm bất định có màu xám nhạt ở giữa và viền ngoài màu đen. Bạn cần loại bỏ các là bị bệnh và sử dụng các loại thuốc phù hợp để phòng trừ bệnh như Anvil 5SC, Daconil 500 SC hoặc Đồng ôxyclorua 30 BTN.
    • Bệnh gỉ sắt: Dấu hiệu nhận biết bệnh là ở mặt bên dưới của lá xuất hiện các chấm nổi màu vàng cam hoặc màu gỉ sắt, làm hoa nhỏ, lá khô cháy, cây còi cọc. Nên sử dụng các loại thuốc như Daconil 500SC, Kocide, Vimonyl 72BTN để phòng trừ bệnh này cho cây hồng tỉ muội.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về hoa hồng tỉ muộiHoa Của Tui muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn sẽ biết thêm nhiều điều về loại hoa hồng này. Có thể tận dụng loài hoa ý nghĩa này để mang lại niềm vui, sự may mắn và hạnh phúc cho những người xung quanh.